,Dạy học cho phạm nhân tại Trại giam Yên Hạ, Sơn La. Ảnh: K.L澳5开奖网(www.eth0808.vip)是澳洲幸运5彩票官方网站,开放澳洲幸运5彩票会员开户、澳洲幸运5彩票代理开户、澳洲幸运5彩票线上投注、澳洲幸运5实时开奖等服务的平台。
Phạm nhân Hồ Bảo Vân đưa tập thư và hình ảnh của người mẹ ruột ở quê nhà khoe với phóng viên Lao Động: “Thư mẹ mình viết gửi cho mình đó, từ khi biết chữ, mình thường xuyên viết thư hỏi thăm mẹ. Mình biết chữ, biết viết thư, mẹ vui lắm”.
Vân kể, anh sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em, bố mất sớm, mọi gánh nặng dồn cả lên vai người mẹ gày gò, ốm yếu. Cũng vì cuộc sống vất vả, không được đi học như bạn bè cùng trang lứa nên anh cùng đám bạn bè lêu lổng, lang bạt khắp các tỉnh thành kiếm sống. Trong một cuộc mâu thuẫn, Vân đã đánh tử vong một người trong quán nhậu ở Vũng Tàu.
Cái giá phải trả cho phút ngông cuồng của chàng trai trẻ là án chung thân. Chấp hành án tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), năm 2013, sau 7 năm thụ án, không nghiêm túc cải tạo, Vân tham gia vào một vụ gây rối trong trại nên bị chuyển ra Trại giam Yên Hạ.
“Trước chỉ biết sửa xe máy, đi đánh nhau, lần đầu cầm bút viết ngượng tay lắm chứ. Không biết làm sao để viết đẹp như người ta, khó tả lắm. Nhưng cô giáo và cán bộ luôn động viên, uốn nắn từng nét một” - Vân tâm sự.
Từ những nét bút nguệch ngoạc ban đầu, sau gần một năm, Vân có thể viết thành thạo họ tên, địa chỉ và những câu văn ngắn khác.
Tham gia lớp học mù chữ, Vân không những biết viết thư mà còn biết đọc thành thạo. Những quyển sách, tiểu thuyết tại trại giam anh nâng niu như báu vật mỗi lần có dịp mượn.
“Mình không nhớ đã đọc bao nhiêu quyển sách, vì thứ bảy, chủ nhật nào cũng lên thư viện mượn sách đọc” - Vân cười, nói.
Cũng chính vì biết chữ, được đọc sách, nhận thức được hành vi, nên từ một phạm nhân cộm cán phải chuyển trại từ Nam ra Bắc, nay Hồ Bảo Vân đã trở thành một tấm gương sáng về cải tạo tốt. Đồng thời được giảm án từ chung thân xuống còn 30 năm và đang được xem xét giảm tiếp.
Trò chuyện với PV, Đại úy Chử Thị Hồng, Đội Giáo dục trại giam Yên Hạ cho biết: “Học sinh trong lớp chủ yếu là phạm nhân người đồng bào dân tộc thiểu số như H’Mông, Thái, Mường, trình độ hiểu biết thấp, nhiều người còn không biết tiếng phổ thông. Những lúc đó, mình nhờ các anh cùng dân tộc ở trong lớp phiên dịch lại, rồi cứ kiên trì uốn nắn từng chút một”.
Trung tá Nguyễn Chi An cho biết: “Các phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam Yên Hạ có đến hơn 80% là người dân tộc thiểu số, tỉ lệ mù chữ khá cao nên Ban Giám thị đã phối hợp với Phòng GDĐT huyện Phù Yên tổ chức lớp học xóa mù cho các phạm nhân. Giáo trình được Phòng GDĐT huyện cung cấp theo chuẩn của Bộ GDĐT”.
Mỗi năm, đơn vị tổ chức 2 lớp xóa mù chữ, mỗi lớp 35 phạm nhân, thời gian học kéo dài 9 tháng. Tính đến thời điểm hiện nay, lớp xóa mù đã dạy chữ cho gần 700 lượt phạm nhân. Các phạm nhân này đã biết đọc, biết viết cơ bản.
Dù muộn màng, nhưng những phạm nhân nơi đây ai cũng cố gắng học lấy từng con chữ, nuốt từng lời cô giáo giảng để ước mong một ngày nào đó, khi được hòa nhập với xã hội sẽ làm lại cuộc đời.
网友评论